Năng suất – một thuật ngữ tưởng chừng đơn giản nhưng lại đóng vai trò then chốt cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vậy, năng suất là gì? Làm thế nào để đo lường nó một cách hiệu quả? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nền tảng về năng suất, công thức tính năng suất cũng như các giải pháp tăng sản lượng một cách tối ưu.
1. Năng suất là gì?
Năng suất là thước đo hiệu quả sử dụng các nguồn lực để hoàn thành một công việc. Nói một cách đơn giản, nó thể hiện được số lượng sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định với một lượng đầu vào nhất định.
Phụ thuộc vào mục tiêu và nguồn lực cụ thể mà chỉ số này có thể được đo lường theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số chỉ số năng suất phổ biến:
Năng suất lao động:
- Chỉ số này đo lường lượng đầu ra được tạo ra bởi một đơn vị lao động trong một khoảng thời gian nhất định.
- Ví dụ: Một nhà máy sản xuất được 1000 sản phẩm trong một ngày với 100 công nhân. Năng suất lao động của nhà máy trong ngày đó là 10 sản phẩm/công nhân.
Năng suất vốn:
- Chỉ số này đo lường lượng đầu ra được tạo ra bởi một đơn vị vốn trong một khoảng thời gian nhất định.
- Ví dụ: Một công ty đầu tư 1 triệu USD vào máy móc và thiết bị, và tạo ra doanh thu 2 triệu USD mỗi năm. Năng suất vốn của công ty là 2.
Năng suất tổng hợp:
Chỉ số này đo lường lượng đầu ra được tạo ra bởi một đơn vị tổng số nguồn lực đầu vào (bao gồm lao động, vốn và các nguồn lực khác) trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra, còn có một số loại năng suất khác như:
- Năng suất nguyên vật liệu: Đo lường hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm.
- Năng suất năng lượng: Đo lường hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất.
- Năng suất quản lý: Đo lường hiệu quả hoạt động của bộ phận quản lý.
2. Thế nào là năng suất sản xuất? Ý nghĩa của việc tăng năng suất trong sản xuất
2.1. Năng suất sản xuất là gì?
Sau khi đã nắm được kiến thức cơ bản về vấn đề: “năng suất là gì”, bạn có thể tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực năng suất sản xuất. Vậy, hiểu thế nào là năng suất sản xuất?
Năng suất sản xuất là thước đo quan trọng đo lường khả năng của một hệ thống sản xuất tạo ra sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định bằng việc sử dụng tối ưu các nguồn lực có sẵn. Nói cách khác, năng suất thể hiện mức độ hiệu quả mà doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực như máy móc, công nghệ, lao động để chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng.
Năng suất sản xuất là một khái niệm quan trọng trong kinh tế, chỉ số này cao không hoàn toàn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ thành công hay có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trên thực tế thì năng suất sản xuất không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với từng doanh nghiệp, xét trên bức tranh tổng thể thì nó còn là yếu tố nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tăng thu nhập cho người lao động của một quốc gia.
2.2. Tầm quan trọng của năng suất sản xuất trong kinh doanh
Năng suất trong sản xuất là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc quyết định thành công của một doanh nghiệp. Vậy, tầm quan trọng của năng suất là gì?
Tăng lợi nhuận:
Năng suất cao giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, từ đó gia tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể: Khi năng suất của doanh nghiệp tăng cao, doanh nghiệp có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng một lượng nguồn lực đầu tư, dẫn đến việc giảm giá thành sản phẩm. Năng suất cao còn giúp doanh nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn trong cùng một khoảng thời gian, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Đặc biệt, khi mà năng suất lao động cao, doanh nghiệp chỉ cần ít nhân công để sản xuất cùng một lượng sản phẩm theo kế hoạch, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được lượng lớn chi phí nhân công phải trả.
Nâng cao khả năng cạnh tranh:
Doanh nghiệp có năng suất cao có thể sản xuất ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, từ đó thu hút khách hàng và gia tăng thị phần của mình trên thị trường.
Mở rộng sản xuất kinh doanh:
Như đã phân tích ở trên, việc năng suất sản xuất của doanh nghiệp tăng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp có được doanh thu lớn và lợi nhuận tăng. Trong khi đó, lợi nhuận là một trong những yếu tố xây dựng và củng cố nguồn vốn của doanh nghiệp, lợi nhuận lớn và nguồn vốn tăng cao từ đó có các quyết định về việc tái đầu tư mở rộng thị trường, mở rộng và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Giảm thiểu rủi ro:
Năng suất trong sản xuất cao giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro do lãng phí, thất thoát, sản phẩm lỗi, từ đó đảm bảo an toàn tài chính và sự phát triển bền vững.
Đặc biệt, năng suất cao thường đi kèm với việc kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ hơn, từ đó giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi, sản phẩm không đạt yêu cầu. Và việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro do khiếu nại, trả lại hàng, mất uy tín thương hiệu,…
3. Công thức tính năng suất
3.1. Công thức tính năng suất sản xuất như thế nào?
Nắm rõ được công thức tính năng suất là gì, doanh nghiệp sẽ đánh giá chính xác tình hình tổng quát về quy trình và hiệu quả hoạt động sản xuất của mình, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Công thức tính năng suất sản xuất: W = Q / T
Trong đó:
- W là năng suất sản xuất.
- Q là sản lượng sản xuất thực tế. Là số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp thực tế đã sản xuất ra trong một khoảng thời gian cụ thể xác định.
- T là thời gian sản xuất thực tế để tạo ra số lượng sản phẩm nói trên
3.2. Ví dụ về công thức tính năng suất trong thực tế
Phân xưởng A của một nhà máy sản xuất áo sơ mi nam trong một ngày với thời gian làm việc 8 tiếng, công nhân sản xuất ra được 2400 chiếc áo. Áp dụng công thức tính năng suất. Ta có:
Năng suất sản xuất (W) = Q / T = 2400 chiếc áo / 8 giờ = 300 chiếc áo / 1 giờ.
Như vậy, năng suất của phân xưởng A tại nhà máy sản xuất này là 300 chiếc áo / 1 giờ.
Lưu ý: Để áp dụng công thức tính năng suất một cách chính xác, khi đo lường năng suất, bạn cần xác định chính xác khoảng thời gian cần đo lường. Phụ thuộc vào đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp mà thời gian sản xuất thực tế có thể được đo lường thông qua đơn vị là giờ, ngày, tháng hoặc quý.
4. Phân biệt năng suất với hiệu suất
Năng suất và hiệu suất trong sản xuất là hai khái niệm thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tuy nhiên giữa hai khái niệm này lại có sự khác biệt nhất định. Vậy, sự khác nhau giữa hiệu suất và năng suất là gì?
Năng suất sản xuất | Hiệu suất sản xuất | |
Định nghĩa | Đo lường số lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị thời gian nhất định | Là mức độ sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra |
Công thức | Tổng sản lượng / Tổng thời gian nhất định | Sản lượng thực tế / Sản lượng kế hoạch |
Đơn vị đo lường | Sản phẩm hoặc dịch vụ | Phần trăm hoặc tỷ lệ |
Mục tiêu | Gia tăng sản lượng, thúc đẩy doanh thu | Tối ưu sử dụng nguồn lực, từ đó giảm các lãng phí và thất thoát → tăng lợi nhuận |
Ví dụ | Nếu một doanh nghiệp sản xuất được 500 sản phẩm trong 1 giờ → năng suất là 500 sản phẩm / giờ | Nếu một doanh nghiệp với khả năng sản xuất được 100 sản phẩm trong 1 giờ, nhưng thực tế chỉ sản xuất được 90 sản phẩm → hiệu suất là 90% |
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trong sản xuất của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào các tiêu thức khác nhau sẽ có những cách chia khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất. Vậy, các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất là gì? Bài viết này dựa vào khả năng mà doanh nghiệp có thể kiểm soát để chia nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm chính, đó là:
- Các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được
- Các nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được
5.1. Các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được
Các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được hay còn gọi là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Nó bao gồm:
- Chính sách vĩ mô của quốc gia
- Môi trường kinh tế thế giới
- Tình hình thị trường
- Yếu tố văn hóa, xã hội
5.1.1. Chính sách vĩ mô của quốc gia
Môi trường chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ luôn bị giới hạn bởi các chính sách vĩ mô mà chính phủ đưa ra nhằm định hướng và điều tiết nền kinh tế.
Một số chính sách đặc trưng mà chính phủ sử dụng để tác động đến nền kinh tế:
- Chính sách tài khóa:
-
- Chính sách tài khóa (tên tiếng anh: Fiscal Policy) là một tập hợp các công cụ mà chính phủ sử dụng để điều tiết nền kinh tế thông qua việc chi tiêu và thu thuế. Mục tiêu chính của chính sách tài khóa là để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
- Các công cụ của chính sách tài khóa bao gồm: chi tiêu chính phủ, tài trợ cho thâm hụt ngân sách và thuế.
- Trong đó, chính sách thuế đặc biệt ảnh hưởng quan trọng đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp (chi phí sản xuất, giá cả nguyên vật liệu, sức mua của thị trường, v.v…) từ đó tác động đến năng suất trong sản xuất của doanh nghiệp.
- Chính sách tiền tệ:
-
- Chính sách tiền tệ liên quan đến các công cụ điều chỉnh lãi suất và cung ứng tiền, có thể ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau.
5.1.2. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất.
Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng tăng cao, tạo động lực cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao năng suất trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế còn tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp gia tăng năng suất sản xuất từ việc mở rộng thị trường, dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn với lãi suất thấp…
Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, đây sẽ là thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung trên toàn bộ thị trường. Kinh tế suy thoái có thể dẫn đến biến động giá cả nguyên vật liệu, khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng cao. Doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí, dẫn đến giảm sức mua của người tiêu dùng và tiếp tục ảnh hưởng đến doanh số bán hàng cũng như sản lượng đầu ra của doanh nghiệp.
5.1.3. Tình hình thị trường
Sự biến động của thị trường và thay đổi xu hướng tiêu dùng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, nó cũng mang đến nhiều cơ hội cho những doanh nghiệp có chiến lược phù hợp, thay đổi linh hoạt và biết nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng.
Tình hình thị trường ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của doanh nghiệp theo nhiều khía cạnh khác nhau. Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường, đánh giá tác động của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có chiến lược phù hợp để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức. Nâng cao năng suất, đổi mới sáng tạo cũng như đa dạng hóa thị trường và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp sản xuất phát triển bền vững trong môi trường thị trường đầy biến động.
5.2. Các nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được
5.2.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất trong sản xuất của doanh nghiệp. Nó được thể hiện qua nhiều khía cạnh bao gồm: Kỹ năng, thái độ cũng như năng lực làm việc của nhân viên.
Ví dụ giữa hai nhân viên của một công ty đều có thái độ làm việc tốt như nhau, tuy nhiên người thứ nhất lại có năng lực làm việc tốt hơn, linh hoạt, xử lý vấn đề tốt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc năng suất sản xuất ra các thành phẩm của người thứ nhất tốt hơn người thứ hai.
Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp, tạo cơ hội cho nhân viên học tập và phát triển bản thân, từ đó nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.
5.2.2. Nguồn vốn
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến năng suất mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được là vốn đầu tư.
Vốn đầu tư cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sản lượng cũng như năng suất sản xuất của doanh nghiệp.
Nguồn vốn dồi dào giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư, thay đổi trang thiết bị máy móc hiện đại. Vì vậy mà quy trình sản xuất của doanh nghiệp được tự động hóa, từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc năng suất lao động của doanh nghiệp đã được tăng lên một cách rõ rệt.
Bên cạnh đó, nguồn vốn dồi dào còn tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Nâng cao sản lượng, nâng cao năng suất để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như gia tăng lợi nhuận và doanh thu.
Ngoài ra, nguồn vốn còn ảnh hưởng đến năng suất trong sản xuất của doanh nghiệp thông qua nhiều yếu tố khác như: khả năng thanh toán, chi phí vốn,… Nói tóm lại, doanh nghiệp cần quản lý nguồn vốn hiệu quả để tối ưu hóa lợi ích và nâng cao năng suất sản xuất.
5.2.3. Công nghệ
Ngày này, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, đánh dấu sự hội tụ của nhiều công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), robot…. Những công nghệ này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và thay đổi mọi khía cạnh của đời sống con người.
Yếu tố công nghệ đóng vai trò quan trọng không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ứng dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian và điều này cũng đồng nghĩa với việc năng suất sản xuất của doanh nghiệp được gia tăng đáng kể.
5.2.4. Nguyên liệu và chuỗi cung ứng
Chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Chất lượng nguyên liệu tốt giúp giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi, phế phẩm, giúp doanh nghiệp sản xuất ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ đó nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí.
Trong khi đó, chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận chuyển, lưu kho và phân phối nguyên liệu, từ đó giảm thiểu chi phí và nâng cao năng suất trong sản xuất.
5.2.5. Quy trình sản xuất
Nhân tố cuối cùng mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được và ảnh hưởng đến năng suất là gì?
Quy trình sản xuất hiệu quả đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa mọi khía cạnh, từ khâu sử dụng nguyên vật liệu cho đến xuất kho thành phẩm, góp phần thúc đẩy năng suất sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Quy trình được tối ưu hóa sẽ giúp loại bỏ các hoạt động không cần thiết, giảm thiểu lãng phí thời gian, nguyên vật liệu và nhân công. Ví dụ, việc áp dụng hệ thống MES sẽ tập trung hoàn toàn vào khía cạnh sản xuất của một doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp theo dõi, giám sát và thu thập dữ liệu chính xác về quá trình sản xuất. Dữ liệu này được phân tích để xác định các điểm nghẽn, lãng phí và cơ hội cải tiến. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
6. Giải pháp giúp tăng năng suất sản xuất cho doanh nghiệp
Năng suất trong sản xuất là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nâng cao năng suất giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Vì thế mà các doanh nghiệp cần có những phương pháp đúng đắn để nâng cao năng suất sản xuất cho chính doanh nghiệp của mình.
Vậy, giải pháp để tăng năng suất là gì? Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng năng suất trong sản xuất:
6.1. Tối ưu quy trình sản xuất
Tối ưu quy trình sản xuất luôn là mục tiêu xuyên suốt, một quá trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì của doanh nghiệp.
Bởi lẽ quy trình sản xuất không tối ưu thường tiềm ẩn nhiều lãng phí như: Lãng phí thời gian, lãng phí nguyên vật liệu, lãng phí vận chuyển, lãng phí nhân công, lãng phí kho bãi, lãng phí do lỗi sản xuất,… Việc tối ưu hóa quy trình sẽ giúp doanh nghiệp xác định và loại bỏ các lãng phí này, từ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất sản xuất.
Khi mà quy trình được tối ưu hóa sẽ giúp các hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, đồng bộ, giảm thiểu tắc nghẽn và gián đoạn. Nhờ vậy, năng suất lao động được cải thiện, sản phẩm được hoàn thành nhanh hơn, nhiều hơn và đồng nghĩa với năng suất trong sản xuất được nâng cao.
Để tối ưu quy trình sản xuất, doanh nghiệp cần dành thời gian để phân tích chi tiết từng bước, từ khâu đầu vào đến thành phẩm. Xác định điểm mạnh, điểm yếu, lỗ hổng hạn chế và từ đó phải mạnh dạn loại bỏ các yếu tố cũng như thủ tục rườm rà gây lãng phí và thất thoát. Và kết thúc bằng việc tái cấu trúc quy trình bằng cách sắp xếp hợp lý các bước cũng như hợp nhất các công đoạn nhỏ thành lớn.
Như vậy, việc tối ưu hóa quy trình sản xuất là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất trong sản xuất, giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.
6.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động
Sau khi nắm được công thức tính năng suất là gì ở nội dung trên:
Năng suất sản xuất = sản lượng sản xuất thực tế / thời gian sản xuất thực tế.
Phân tích công thức tính năng suất này cho ta thấy nếu một nhân viên trong 1 ngày với 8 tiếng sản xuất ra nhiều sản phẩm thì đồng nghĩa với việc năng suất trong sản xuất tổng thể của doanh nghiệp cũng được tăng lên. Cứ như vậy, nếu năng suất lao động của nhân viên đều tăng như nhau thì năng suất càng được nhân lên gấp bội.
Chính vì thế mà nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất sản xuất của doanh nghiệp.
Để nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, hiệu quả. Đầu tiên, cần xác định nhu cầu đào tạo cụ thể cho từng vị trí công việc dựa trên yêu cầu công việc, năng lực hiện tại của nhân viên và xu hướng phát triển của ngành. Tiếp theo, lập kế hoạch đào tạo bài bản với mục tiêu rõ ràng, nội dung phù hợp và phương pháp giảng dạy hiệu quả. Doanh nghiệp có thể áp dụng đa dạng hình thức đào tạo như: Đào tạo trực tiếp, đào tạo trực tuyến, đào tạo tại chỗ, hội thảo, workshop,…
6.3. Ứng dụng các giải pháp công nghệ
Việc áp dụng các giải pháp công nghệ mới là điều cần thiết cho các doanh nghiệp muốn phát triển trong nền kinh tế toàn cầu. Bằng cách đầu tư vào công nghệ phù hợp, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, cải thiện hiệu quả và tăng lợi nhuận.
Doanh nghiệp có thể ứng dụng các giải pháp công nghệ mới, đầu tư vào hệ thống tự động hóa để giảm bớt nhân lực trong quy trình sản xuất. Ứng dụng robot, hệ thống tự động hóa quy trình (RPA) và Internet vạn vật (IoT) cho phép doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, nguy hiểm hoặc tốn thời gian, qua đó tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chi phí và nâng cao năng suất lao động.
Ngoài ra, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ đám mây cũng là những giải pháp cực kỳ tối ưu cho doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất sản xuất.
Tuy nhiên, việc lựa chọn và ứng dụng các giải pháp công nghệ cần được thực hiện một cách bài bản và phù hợp với nhu cầu, mục tiêu và nguồn lực của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo nhân viên để họ có thể sử dụng công nghệ một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu trong quá trình triển khai.
| Xem thêm: Top 10 xu hướng công nghệ sản xuất Smart Factory 2024
7. Nâng cao năng suất với giải pháp quản lý sản xuất thông minh SEEACT-MES
SEEACT-MES là hệ thống quản lý sản xuất do công ty DACO Việt Nam phát triển, được thiết kế dành cho các doanh nghiệp sản xuất đa ngành nghề như điện tử, cơ khí chế tạo, bao bì, dệt may, v.v. Hệ thống này được đánh giá cao là một trong những giải pháp MES hàng đầu tại Việt Nam với khả năng mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao năng suất sản xuất cho doanh nghiệp.
SEEACT-MES – Hệ thống quản lý sản xuất chuyên sâu hướng tới chuyển đổi số toàn diện với 6 module chính:
- Quản lý kế hoạch, lệnh sản xuất
- Quản lý công đoạn sản xuất
- Quản lý hiệu suất tổng thể thiết bị – OEE
- Quản lý kho thông minh
- Quản lý chất lượng sản phẩm – CheckSheet
- Quản lý bảo trì bảo dưỡng thiết bị
| Xem chi tiết: SEEACT-MES Hệ thống quản lý sản xuất chuyên sâu & toàn diện #01 Việt Nam
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp nhằm tối ưu năng suất sản xuất. Vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ để được tư vấn 1-1 và nhận demo miễn phí!
Xem thêm: Hệ thống MES là gì? Tại sao MES không thể thiếu đối với các doanh nghiệp sản xuất
Kết luận
Nâng cao sản lượng sản xuất là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội. Việc đầu tư vào nâng cao năng suất sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, người lao động và nền kinh tế.
Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức liên quan đến năng suất sản xuất, hiểu được năng suất là gì, công thức tính năng suất cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Để từ đó có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trên thị trường.