Manufacturing Overhead là gì? Định nghĩa, Phân loại & Cách tính

Bạn đang muốn hiểu rõ hơn về Manufacturing overhead? Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Cùng tìm hiểu Manufacturing overhead là gì, bao gồm những chi phí nào, làm thế nào để tính toán chính xác và các phương pháp phân bổ hiệu quả. Khám phá ngay!

1. Manufacturing overhead là gì?

Manufacturing overhead/ Manufacturing overhead costs (MOC) hay còn gọi là chi phí sản xuất chung, bao gồm tất cả các chi phí sản xuất gián tiếp không thể trực tiếp quy cho một sản phẩm cụ thể. 

Manufacturing overhead là gì?

Nói cách khác, đây là những chi phí cần thiết để vận hành nhà máy và sản xuất sản phẩm, nhưng không phải là nguyên vật liệu trực tiếp hay nhân công trực tiếp.

2. Phân loại Manufacturing overhead costs

Sau khi đã nắm được khái niệm Manufacturing overhead là gì, chúng ta cần đi sâu hơn vào việc phân loại chi phí này để có cái nhìn chi tiết và quản lý hiệu quả hơn.

Manufacturing overhead cost có thể được phân thành các loại chính sau đây:

2.1 Chi phí cố định (Fixed cost)

Chi phí sản cố định là những khoản chi không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được tạo ra. Chúng thường bao gồm các chi phí gián tiếp, không trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất như tiền thuê nhà xưởng, khấu hao tài sản cố định… 

2.2 Chi phí biến đổi (Variable cost)

Chi phí sản xuất biến đổi là những khoản chi phí thay đổi trực tiếp theo khối lượng sản xuất. Nói cách khác, khi sản xuất nhiều hơn, chi phí này sẽ tăng lên và ngược lại, như chi phí điện, nước, chi phí vận chuyển…

Chi phí sản xuất biến đổi được tính toán và phân bổ cho từng đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất.

3. Manufacturing overhead gồm những chi phí nào?

Manufacturing overhead là gì? Gồm những chi phí nào?

Manufacturing overhead cost bao gồm những khoản chi không liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm, nhưng lại cần thiết cho hoạt động sản xuất.

Vậy những loại chi phí chính trong Manufacturing overhead là gì? 

3.1 Chi phí nhân công gián tiếp

Đây là chi phí doanh nghiệp phải trả cho những nhân viên không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Ví dụ, lương của bảo vệ, nhân viên vệ sinh, thợ sửa chữa máy móc, giám sát viên, và nhân viên kiểm tra chất lượng đều thuộc nhóm chi phí này.

3.2 Chi phí NVL gián tiếp

Đây là chi phí cho những nguyên vật liệu được sử dụng trong sản xuất nhưng không thể gán trực tiếp cho một sản phẩm cụ thể, chủ yếu là các vật tư tiêu hao như: dầu mỡ bôi trơn máy móc, vật tư vệ sinh…

Ví dụ, trong một nhà máy sản xuất giấy, bột giấy được sử dụng không được tính là nguyên vật liệu gián tiếp vì nó được sử dụng trực tiếp để sản xuất giấy. Tuy nhiên, dầu mỡ bôi trơn máy móc là một chi phí gián tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất giấy.

3.3 Các chi phí khác

Ngoài những chi phí trên, Manufacturing overhead  bao gồm những loại chi phí như:

  • Chi phí thuê nhà xưởng: Chi phí thuê mặt bằng nhà xưởng hoặc khấu hao nhà xưởng nếu doanh nghiệp sở hữu.
  • Tiện ích: Chi phí điện, nước, gas, và các dịch vụ tiện ích khác.
  • Bảo trì: Chi phí sửa chữa và bảo trì máy móc, thiết bị.
  • Khấu hao: Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất, chẳng hạn như máy móc, thiết bị.
  • Thuế bất động sản: Thuế phải trả cho nhà xưởng và đất đai.
  • Bảo hiểm: Chi phí bảo hiểm cho nhà xưởng, thiết bị và hàng tồn kho.

>>>Xem thêm: Manufacturing cost là gì?

4. Cách tính Manufacturing overhead  

Để tính chi phí sản xuất chung, bạn có thể tính tổng chi phí cho toàn bộ cơ sở sản xuất hoặc tính trên mỗi đơn vị sản phẩm. 

Bước 1: Xác định tổng chi phí sản xuất chung

Để xác định tổng chi phí sản xuất chung, bạn cần cộng tất cả các chi phí chung cho cơ sở sản xuất của mình.

Ví dụ:

Một công ty sản xuất 10,000 chiếc xe đạp vào năm 2018. Dưới đây là bảng phân tích các chi phí chung phát sinh tại cơ sở sản xuất của họ trong năm 2018:

Chi phí

Số tiền
Tiền thuê nhà xưởng $10,000
Tiền điện $5,000
Khấu hao máy móc $15,000
Bảo hiểm $2,000
Vật tư gián tiếp $8,000
Chi phí quản lý $10,000
Tổng chi phí sản xuất chung $50,000

Bước 2: Tính chi phí sản xuất chung trên mỗi đơn vị sản phẩm

Để biết chi phí sản xuất chung cho mỗi đơn vị sản phẩm, bạn chia tổng chi phí sản xuất chung cho số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất.

Trong ví dụ trên, chi phí sản xuất chung trên mỗi chiếc xe đạp là:

$50,000 / 10,000 chiếc = $5/chiếc

Bước 3: Tính tỷ lệ chi phí sản xuất chung (MOR)

Tỷ lệ này cho biết phần trăm chi phí chung trong doanh thu hàng tháng của bạn.

Để tính tỷ lệ này, bạn chia tổng chi phí sản xuất chung (TMOC) cho tổng doanh thu hàng tháng (TMS) và nhân kết quả với 100. Công thức như sau:

MOR = (TMOC ÷ TMS) X 100 

Ví dụ: Giả sử tổng chi phí sản xuất chung của bạn là 50,000$ và doanh thu hàng tháng đạt 300,000$.

MOR = (50.000 ÷ 300.000) X 100 = 16,7%

Điều này có nghĩa là bạn có thể dự kiến phân bổ 16,7% doanh thu hàng tháng cho chi phí sản xuất chung. Biết được tỷ lệ này sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán và lập kế hoạch tốt hơn để giảm thiểu chi phí sản xuất chung.

5. Thách thức quản lý Manufacturing overhead và giải pháp

Quản lý manufacturing overhead costs là một nhiệm vụ quan trọng nhưng đầy thách thức đối với doanh nghiệp sản xuất. 

Việc không kiểm soát tốt chi phí này có thể dẫn đến sai lệch trong tính toán giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

6.1 Thách thức

Những thách thức chính khi quản lý Manufacturing overhead là gì?

1. Tính chất gián tiếp khiến việc xác định và phân bổ chính xác các chi phí như điện nước, bảo trì, lương nhân viên hỗ trợ… trở nên phức tạp. Không giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí chung không gắn liền với một sản phẩm cụ thể, gây khó khăn trong việc đo lường và tính toán.

2. Sản lượng sản xuất tăng thường kéo theo chi phí chung tăng. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu biến động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí chung.  Đầu tư công nghệ mới, mặc dù có thể giảm chi phí về lâu dài, nhưng lại làm tăng chi phí ban đầu. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như giá nhiên liệu, chính sách thuế, quy định môi trường… cũng tác động đến chi phí chung, khiến doanh nghiệp khó kiểm soát.

3. Phân bổ không chính xác có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tính toán sai lệch chi phí sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến quyết định về giá cả, sản lượng, thậm chí là chiến lược kinh doanh.

6.2 Giải pháp

Giải pháp cho những thách thức khi quản lý Manufacturing overhead là gì?

Để kiểm soát hiệu quả chi phí sản xuất chung, doanh nghiệp cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc xác định và phân bổ chi phí chính xác đến áp dụng công nghệ và cải tiến liên tục.

1. Nắm bắt chính xác chi phí:

  • Phân loại chi tiết: Chia nhỏ chi phí chung thành các nhóm như chi phí điện, nước, bảo trì, giám sát… để dễ dàng theo dõi.
  • Mã hóa chi phí: Sử dụng hệ thống mã hóa nhất quán giúp truy xuất dữ liệu nhanh chóng và thuận tiện.
  • Áp dụng phương pháp phân bổ phù hợp: Lựa chọn phương pháp phân bổ dựa trên hoạt động (số giờ làm việc, số lô sản xuất…) hoặc phân tích ABC (Activity-Based Costing) để xác định các hoạt động “ngốn” nhiều chi phí nhất. 

2. Tận dụng sức mạnh công nghệ:

  • Phần mềm kế toán quản trị: Thu thập, lưu trữ, phân tích dữ liệu chi phí một cách tự động và hiệu quả.
  • Sử dụng các công cụ như Excel, Tableau, Power BI… để trực quan hóa dữ liệu, tạo báo cáo chi tiết, hỗ trợ ra quyết định chính xác.

3. Cải tiến liên tục

  • Kiểm soát chi phí: Tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa quy trình sản xuất, đàm phán giá với nhà cung cấp…
  • Đo lường và đánh giá: Thiết lập KPI để theo dõi hiệu quả quản lý chi phí và đánh giá định kỳ.

4. Tích hợp hệ thống

  • ERP: Kết nối hệ thống quản lý chi phí với ERP để có cái nhìn tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • SEEACT-MES: Theo dõi trực quan các biểu đồ và dashboard sản xuất, từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả.

>>>Tìm hiểu ngay: Hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES

  • CRM: Kết hợp với CRM để hiểu rõ nhu cầu khách hàng, từ đó điều chỉnh hoạt động sản xuất phù hợp, giảm thiểu lãng phí.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về Manufacturing overhead là gì cũng như những vấn đề liên quan đến loại chi phí này trong sản xuất.

Doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp quản lý chi phí sản xuất toàn diện? Hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES của DACO sẽ là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.

SEEACT-MES không chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất sản xuất thông qua các biểu đồ và báo cáo trực quan, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những hành động cụ thể để cải tiến và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Liên hệ với DACO qua Hotline 0904.675.995 ngay hôm nay để được hỗ trợ chi tiết và nhận demo miễn phí!

Facebook
Twitter
0359.206.636
Google map
0912345678

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:0359 206 636 (24/7)

Quên mật khẩu

[ultimatemember_password]

Đăng Ký

[ultimatemember form_id="6510"]

Đăng Nhập

[ultimatemember form_id="6511"]
ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!