Hệ thống quản lý sản xuất MES không còn là điều xa là với các doanh nghiệp toàn cầu Vậy hệ thống MES là gì? Tại sao doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng ứng dụng MES để bắt kịp xu hướng công nghệ 4.0 và nâng cao năng lực cạnh tranh? Cùng DACO tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Hệ thống quản lý sản xuất MES là gì?
Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất – MES (Manufacturing Execution System) là giải pháp công nghệ chủ chốt trong việc xây dựng nhà máy thông minh.
Hệ thống quản lý sản xuất MES được triển khai để theo dõi, giám sát và lưu trữ toàn bộ thông tin dữ liệu sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra. Bằng cách cung cấp thông tin chính xác và chi tiết về tình trạng hoạt động sản xuất theo thời gian thực, hệ thống điều hành sản xuất MES hỗ trợ các nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định tối ưu, từ đó cải tiến hiệu suất và nâng cao năng lực sản xuất.
Bên cạnh đó hệ thống quản lý sản xuất MES cho phép kiểm soát đồng thời nhiều yếu tố sản xuất khác nhau như nguyên vật liệu, nhân sự, máy móc và các dịch vụ hỗ trợ. Từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện và sâu sắc về quy trình sản xuất, giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả, đồng thời không ngừng cải tiến và gia tăng sản lượng sản xuất.
XEM THÊM: Hệ thống MES – Chìa khóa tối ưu nhà máy thông minh
2. Thực trạng ngành sản xuất tại Việt Nam và những thách thức đặt ra
Ngành sản xuất tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen.
2.1 Thực trạng tích cực
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, ngành sản xuất Việt Nam đã và đang cho thấy những tín hiệu tích cực đáng khích lệ.
Tăng trưởng ổn định và đóng góp vào GDP
Ngành sản xuất tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ngành sản xuất đóng góp khoảng ⅓ GDP của Việt Nam, dự kiến giá trị gia tăng của lĩnh vực sản xuất sẽ đạt 109,9 tỷ USD vào năm 2024 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 8,78% giai đoạn 2024 – 2028.
Chuyển dịch sang sản xuất giá trị cao
Việt Nam đang dần chuyển từ sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng thấp (như dệt may, giày dép) sang các sản phẩm công nghệ cao ( như điện tử, linh kiện), giúp nâng cao giá trị xuất khẩu và khả năng cạnh tranh.
Ứng dụng công nghệ 4.0
Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã và đang ứng dụng các công nghệ sản xuất 4.0 tiên tiến như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT)… để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng sản xuất tại Việt Nam. Chỉ trong quý I/2024, tổng vốn FDI đăng ký mới, vốn tăng thêm và góp vốn đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng trưởng ấn tượng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Sự gia tăng FDI này thể hiện sự tin tưởng của các doanh nghiệp quốc tế vào tiềm năng sản xuất và vị thế chiến lược của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
2.2 Thách thức hiện hữu
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành sản xuất Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với một số thách thức như:
Phụ thuộc vào gia công
Một phần lớn ngành sản xuất Việt Nam vẫn tập trung vào gia công, lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài, dẫn đến giá trị gia tăng thấp và phụ thuộc vào công nghệ, nguyên liệu nhập khẩu.
Thiếu hụt lao động có tay nghề
Theo khảo sát của Navigos Group, khoảng 61% doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự có trình độ kỹ thuật và quản lý. Điều này cản trở việc áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
Sự cạnh tranh đến từ các nước trong khu vực
Việt Nam phải cạnh tranh với các nước có chi phí lao động thấp hơn như Bangladesh, Campuchia, Myanmar trong các ngành sản xuất truyền thống.
Ngành sản xuất Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Để tiếp tục phát triển bền vững, ngành sản xuất cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và đặc biệt là áp dụng, đổi mới công nghệ.
Một trong những giải pháp công nghệ nổi bật đang được nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam quan tâm và ứng dụng đó là hệ thống quản lý sản xuất MES. Vậy hệ thống MES mang lại những lợi ích vượt trội nào?
3. Lợi ích vượt trội khi ứng dụng hệ thống quản lý sản xuất MES
Sau khi đã tìm hiểu hệ thống quản lý sản xuất MES là gì và thực trạng ngành sản xuất tại Việt Nam, điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất chắc chắn là những lợi ích mà hệ thống MES đem lại trong sản xuất.
Việc ứng dụng hệ thống điều hành sản xuất MES trong sản xuất mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm:
3.1 Nâng cao năng suất và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất
Khi ứng dụng hệ thống quản lý sản xuất MES trong sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp sẽ có được những cải tiến đáng kể trong năng suất và hiệu quả sản xuất. Cụ thể:
Giảm đáng kể thời gian chu kỳ sản xuất: Theo Hiệp hội các nhà cung cấp giải pháp MES (MESA International), hệ thống MES có thể giúp giảm trung bình 45% thời gian chu kỳ sản xuất.
Giảm lượng công việc đang thực hiện (WIP): MESA cũng báo cáo giảm trung bình 24% lượng WIP nhờ khả năng tối ưu hóa quy trình và lập kế hoạch của hệ thống điều hành sản xuất MES.
Tăng tỷ lệ sản xuất đạt chuẩn ngay lần đầu (FPY): Các doanh nghiệp ứng dụng hệ thống MES trong sản xuất ghi nhận mức tăng FPY lên tới 10-15%, giảm thiểu sản phẩm lỗi, giảm chi phí làm lại và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.2 Cắt giảm chi phí và tối ưu hóa nguồn lực
Giảm chi phí sản xuất: Theo Aberdeen Group, hệ thống quản lý sản xuất MES có thể giúp giảm chi phí sản xuất từ 5-20% thông qua việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, giảm phế liệu và tiết kiệm năng lượng.
Giảm chi phí nhân công: MES tự động hóa nhiều quy trình thủ công, giúp tiết kiệm thời gian và giảm nhu cầu nhân lực, từ đó giảm chi phí nhân công.
Tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho: Hệ thống điều hành sản xuất MES giúp giảm hàng tồn kho trung bình từ 10-30% nhờ khả năng theo dõi và kiểm soát hàng tồn kho chính xác, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt.
3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi: Hệ thống quản lý sản xuất MES giám sát chặt chẽ mọi công đoạn sản xuất, giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai sót, giảm thiểu tối đa tỷ lệ sản phẩm lỗi.
Đảm bảo tuân thủ quy định: Giải pháp sản xuất này hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các quy định chất lượng và pháp lý, đảm bảo uy tín thương hiệu và giảm thiểu rủi ro pháp lý.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Với khả năng ghi lại toàn bộ lịch sử sản xuất, hệ thống quản lý sản xuất MES giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng, hỗ trợ xử lý sự cố và thu hồi sản phẩm hiệu quả.
Có thể bạn muốn biết:
Cải tiến chất lượng – Quy trình cải tiến chất lượng trong sản xuất
[7 công cụ QC] – 7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp
3.4 Tăng cường khả năng ra quyết định
Cung cấp thông tin theo thời gian thực: MES liên tục thu thập dữ liệu sản xuất, giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình thực tế, từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh nhanh chóng và chính xác.
Phân tích chuyên sâu, báo cáo chi tiết: Nhờ khả năng phân tích dữ liệu mạnh mẽ, hệ thống quản lý sản xuất MES cung cấp các báo cáo chuyên sâu về hiệu suất sản xuất, giúp nhà quản lý dễ dàng xác định điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng cải tiến, từ đó xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.
3.5 Tăng cường khả năng cạnh tranh
Hệ thống điều hành sản xuất MES không chỉ là giải pháp công nghệ mà còn là chìa khóa giúp doanh nghiệp sản xuất Việt Nam bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường:
Nâng cao năng lực sản xuất: MES giúp doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao và cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ.
Rút ngắn thời gian giao hàng: Nhờ hệ thống quản lý sản xuất MES, thời gian sản xuất được rút ngắn đáng kể, đảm bảo giao hàng đúng hẹn và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Ứng dụng công nghệ tiên tiến như hệ thống MES trong sản xuất là minh chứng cho sự năng động và chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh đáng tin cậy trong mắt khách hàng và đối tác.
Tóm lại, việc ứng dụng hệ thống quản lý sản xuất MES mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, từ tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí đến tăng cường khả năng cạnh tranh.
Do đó, đầu tư vào hệ thống MES là một quyết định sáng suốt, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
4. Case study: Thành công của doanh nghiệp Việt Nam khi ứng dụng hệ thống MES
Công ty Châu Thái Sơn là một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng thành công hệ thống điều hành sản xuất MES trong ngành in ấn và bao bì tại Việt Nam. Thông qua việc triển khai hệ thống SEEACT-MES của DACO, công ty đã đạt được những cải tiến đáng kể trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Cụ thể, công ty đã cải thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất, giám sát sản xuất theo thời gian thực, thu thập sản lượng tự động và quản lý hiệu suất máy móc hiệu quả hơn. Ngoài ra, hệ thống quản lý sản xuất còn giúp cải tiến quy trình quản lý chất lượng, giảm thiểu lỗi và tối ưu hóa hoạt động kho thành phẩm.
Kết quả đạt được sau khi triển khai hệ thống quản lý sản xuất MES bao gồm:
- Tăng khả năng kiểm soát và thực hiện sản xuất cho từng công đoạn.
- Giảm thời gian phản ứng và ra quyết định nhờ trực quan hóa tình trạng sản xuất.
- Tăng hiệu suất sử dụng máy và giảm thời gian ghi nhận dữ liệu tới 90%.
- Theo dõi và giám sát tình trạng máy móc để đưa ra hành động tức thì và thúc đẩy cải tiến hoạt động bảo trì, bảo dưỡng.
- Giảm lỗi Claim của khách hàng từ 0.7% xuống còn 0.5%.
- Tối ưu 70% diện tích lưu kho chờ nhập và tận dụng tối đa diện tích mặt bằng khu vực sản xuất.
Những thành công này chứng minh rằng việc ứng dụng hệ thống quản lý sản xuất MES đã mang lại hiệu quả đáng kể cho công ty TNHH in và bao bì Châu Thái Sơn, giúp công ty tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
XEM THÊM: Báo cáo kết quả triển khai hệ thống SEEACT-MES tại Công ty Bao Bì Châu Thái Sơn
5. SEEACT-MES: Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp Việt
Thấu hiểu được những thách thức mà doanh nghiệp Việt đang đối mặt, SEEACT-MES là hệ thống quản lý sản xuất “Made in Vietnam”, được phát triển bởi DACO và đội ngũ chuyên gia IT & OT hàng đầu.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm triển khai các giải pháp công nghệ cho nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước, SEEACT-MES tự tin mang đến một giải pháp tối ưu, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Hệ thống SEEACT mang lại những lợi ích vượt trội
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu lãng phí.
- Quản lý toàn diện từ khâu lập kế hoạch, sản xuất, kiểm soát chất lượng đến quản lý kho.
- Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu sản xuất nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ ra quyết định kịp thời và hiệu quả.
- Tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tùy biến linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về SEEACT-MES và cách thức ứng dụng giải pháp này vào doanh nghiệp của mình? Liên hệ ngay với DACO để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
SEEACT-MES – NO.1 ON MES IN VIETNAM
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0359.206.636
Email: seeact@dacovn.com
Website: www.seeact.vn