Net Zero là gì? Có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?

net-zero

Net Zero đang trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Vậy Net Zero là gì? Làm thế nào để đạt được trạng thái phát thải ròng bằng không? Bài viết này sẽ giải mã chi tiết khái niệm NetZero, vai trò, tầm quan trọng và những thách thức trong hành trình hướng tới một tương lai bền vững.

Net Zero là gì?

“Net Zero”, hay còn gọi là “phát thải ròng bằng 0”, là một trạng thái cân bằng quan trọng trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), Net Zero đạt được khi lượng khí thải nhà kính mà con người thải ra môi trường được cân bằng với lượng khí thải được loại bỏ khỏi bầu khí quyển.

net-zero-la-gi
Net Zero là gì?

Vậy mục tiêu Net Zero là gì?

Mục tiêu Net Zero 2050 đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để đảm bảo sự sống bền vững trên Trái Đất. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự chung tay góp sức từ tất cả các quốc gia, tổ chức và cá nhân trên toàn cầu. Chỉ khi cùng nhau hành động, chúng ta mới có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tạo nên một tương lai xanh.

Phân biệt Net Zero và Carbon Neutral

net-zero-va-carbon-neutral

Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, thúc đẩy nỗ lực giảm thiểu lượng khí thải carbon. Trong bối cảnh đó, “Net Zero” và “Carbon Neutral” nổi lên như hai mục tiêu quan trọng hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này.

Để làm rõ, hãy cùng phân tích những điểm khác biệt chính giữa Net Zero và Carbon Neutral:

Tiêu chí Net-zero Carbon-neutral (Trung hòa carbon)
Khái niệm Cân bằng giữa tổng lượng khí nhà kính thải ra và tổng lượng khí nhà kính được loại bỏ khỏi khí quyển. Cân bằng giữa lượng khí carbon dioxide (CO2) thải ra và lượng khí CO2 được loại bỏ khỏi khí quyển.
Loại khí Tất cả các loại khí nhà kính Chỉ khí CO2
Ví dụ Trồng rừng để hấp thụ lượng khí nhà kính thải ra trong quá trình sản xuất. Thay thế nguồn năng lượng hóa thạch bằng nguồn năng lượng tái tạo bền vững
Đặc điểm Không phát thải thêm bất kỳ lượng khí nhà kính nào vào khí quyển. Vẫn phát thải một lượng CO2 nhất định, nhưng loại bỏ một lượng tương đương.
Phạm vi Toàn bộ chuỗi giá trị, từ sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Chủ yếu tập trung vào quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng sạch.
Nguồn phát thải liên quan Bao gồm cả lượng phát thải gián tiếp từ chuỗi cung ứng và người tiêu dùng. Chủ yếu giảm phát thải trực tiếp từ quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng.

Vì sao Net Zero lại quan trọng đến vậy?

Trái Đất hiện đang trải qua sự ấm lên với mức độ khoảng 1,1°C so với cuối thế kỷ 19, trong khi lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng lên. Để duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 1,5°C như Thỏa thuận Paris đã đề ra, chúng ta cần giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mục tiêu Net Zero 2050.

tam-quan-trong-cua-net-zero
Tầm quan trọng của Net Zero Carbon là gì?

Trong bối cảnh cấp bách này, việc hướng tới Net-Zero 2050 không chỉ là trách nhiệm chung của toàn cầu mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Cam kết đạt Net Zero giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tiên phong, có trách nhiệm với môi trường và xã hội, từ đó thu hút khách hàng, nhà đầu tư và nhân tài.
  • Các chính sách về môi trường ngày càng được thắt chặt trên toàn cầu. Doanh nghiệp đạt Net-Zero sẽ có lợi thế cạnh tranh, dễ dàng tiếp cận thị trường và đáp ứng yêu cầu của các đối tác quốc tế.
  • Quá trình hướng tới Net Zero thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất.
  • Net-Zero khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch, năng lượng tái tạo và các giải pháp bền vững, tạo ra động lực tăng trưởng mới.
  • Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến các yếu tố ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Doanh nghiệp đạt Net-Zero sẽ thu hút dòng vốn đầu tư bền vững và gia tăng giá trị cho cổ đông..

Cách để đạt được mục tiêu Net Zero đối với doanh nghiệp sản xuất

muc-tieu-net-zero

Thực hiện chuyển đổi sang nguồn điện sạch

Loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và thay thế bằng năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối) là bước đi tất yếu. Việc này không chỉ giảm phát thải mà còn tăng tính ổn định cho hệ thống điện, giảm thiểu rủi ro gián đoạn sản xuất do mất điện.

Ứng dụng “sản xuất xanh hóa”

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng vật liệu thay thế thân thiện môi trường, và tập trung sản xuất các sản phẩm xanh, có khả năng tái chế, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm.

>>>Xem thêm: Sản xuất xanh là gì và câu chuyện của doanh nghiệp tiên phong

Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng

Doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả kinh tế và môi trường cùng lúc bằng cách tối ưu hóa sử dụng năng lượng. Giảm thiểu lãng phí năng lượng trong quá trình sản xuất là bước đi chiến lược, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Việc ứng dụng công nghệ thông minh, đặc biệt là hệ thống quản lý năng lượng (EMS), cho phép doanh nghiệp theo dõi sát sao việc tiêu thụ năng lượng (điện, nước…). Từ đó, ban lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định tối ưu hóa phù hợp, giảm thiểu lãng phí và hướng đến mục tiêu sản xuất xanh.

Chuyển sang sử dụng phương tiện và thiết bị chạy bằng điện

Chuyển đổi sang sử dụng phương tiện và thiết bị chạy bằng điện là một bước tiến quan trọng trong hành trình xanh hóa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Việc thay thế các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (như xe nâng, ô tô) bằng các phiên bản chạy điện, kết hợp với việc sử dụng các thiết bị điện trong sản xuất (như hệ thống sưởi điện) sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm lượng khí thải carbon, hướng đến một môi trường làm việc bền vững hơn.

Áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên

Bên cạnh các giải pháp công nghệ, doanh nghiệp có thể chủ động hướng tới Net Zero 2050 bằng cách tận dụng sức mạnh của thiên nhiên.

Trồng rừng, phục hồi hệ sinh thái, áp dụng phương pháp canh tác bền vững… không chỉ giúp hấp thụ CO2 từ khí quyển mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như: cải thiện chất lượng đất, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Đây là những giải pháp tự nhiên, bền vững, góp phần kiến tạo môi trường kinh doanh xanh và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp

Loại bỏ CO2 khỏi khí quyển

Khắc phục biến đổi khí hậu đòi hỏi những nỗ lực mạnh mẽ trong việc giảm lượng CO2 trong khí quyển. Bên cạnh việc hạn chế phát thải, chúng ta cần chủ động loại bỏ CO2 hiện hữu.

Hai hướng đi đầy triển vọng:

  • Công nghệ CCS (Carbon Capture and Storage): Hấp thụ CO2 trực tiếp từ không khí và lưu trữ an toàn dưới lòng đất, ngăn chặn sự tích tụ khí nhà kính trong khí quyển.
  • Chuyển đổi CO2: Thay vì chỉ lưu trữ, CO2 có thể được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ này sẽ mở ra những cơ hội mới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Net Zero tại Việt Nam: Những bước tiến đầu tiên

Việt Nam đang thể hiện những nỗ lực đáng kể trong hành trình hướng tới mục tiêu Net-Zero, với những cam kết mạnh mẽ và những bước tiến đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực.

net-zero-tai-viet-nam

Cam kết quốc tế

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), Việt Nam đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là minh chứng rõ ràng cho quyết tâm của Việt Nam trong việc cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới một tương lai bền vững cho toàn cầu.

Chính sách và quy định

Để hiện thực hóa cam kết Net-Zero, Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng và triển khai các chính sách, quy định cụ thể. Nổi bật là Chiến lược Phát triển Năng lượng Quốc gia với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chiến lược này đề ra các mục tiêu cụ thể về tiêu thụ năng lượng, tỷ trọng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính trong các giai đoạn tới. Cụ thể:

  • Tiêu thụ năng lượng: Kiểm soát ở mức 175-195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) vào năm 2030 và 320-350 triệu TOE vào năm 2045.
  • Năng lượng tái tạo: Tăng tỷ trọng lên 20-25% tổng năng lượng sơ cấp vào năm 2030 và 60-65% vào năm 2045, khẳng định vai trò chủ chốt của năng lượng sạch.
  • Tiết kiệm năng lượng: Thực hiện các giải pháp để tiết kiệm 9% năng lượng so với kịch bản BAU vào năm 2030 và 20% vào năm 2045, hướng tới sử dụng năng lượng hiệu quả.
  • Giảm phát thải khí nhà kính: Giảm phát thải từ các hoạt động năng lượng so với kịch bản BAU đạt 25% vào năm 2030 và 70% vào năm 2045, góp phần bảo vệ môi trường.

Kết quả đạt được

Nhờ những nỗ lực trong việc ban hành và thực thi các chính sách, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong hành trình hướng tới Net Zero 2050:

  • Năng lượng tái tạo bứt phá: Với tổng công suất điện mặt trời đạt 16.700 MW vào cuối năm 2020, Việt Nam đã ghi danh vào top 10 quốc gia phát triển năng lượng tái tạo nhanh nhất thế giới.
  • Nông nghiệp xanh hơn: Các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã được cải thiện, góp phần giảm 1,5 triệu tấn CO2 trong năm 2020.
  • Lâm nghiệp bền vững: Với mục tiêu tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 42% vào năm 2030, ngành lâm nghiệp đã đạt được kết quả ấn tượng khi giảm 11,1 triệu tấn CO2 trong năm 2020.
  • Xử lý chất thải hiệu quả: Việt Nam đã áp dụng đa dạng các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm chôn lấp (71%), chế biến compost (16%) và đốt (13%).
  • Công nghiệp tiết kiệm năng lượng: Nỗ lực giảm thiểu phát thải trong lĩnh vực công nghiệp đã mang lại kết quả đáng khích lệ với việc giảm 4,06 triệu tấn CO2 trong năm 2020.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua trên con đường đạt tới Netzero, đặc biệt là về nguồn lực tài chính, công nghệ và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Chi phí đầu tư để đạt được Net Zero

Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), chúng ta sẽ cần đầu tư một khoản chi phí đáng kể. Ủy ban Biến đổi Khí hậu ước tính con số này sẽ vào khoảng 0,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm trong giai đoạn đầu của thập niên 2030. Tin tốt là chi phí này dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng 0,5% GDP vào năm 2050.

chi-phi-dau-tu

Để đạt được mục tiêu Net-Zero, cần tăng cường đầu tư vào công nghệ carbon thấp. Dự kiến con số này sẽ tăng từ 10 tỷ bảng Anh năm 2020 lên 50 tỷ bảng Anh vào năm 2050. Tuy nhiên, khoản đầu tư này hoàn toàn xứng đáng nếu so sánh với thiệt hại khổng lồ mà biến đổi khí hậu gây ra.

Đầu tư vào Net-Zero không chỉ là một nghĩa vụ mà còn là một cơ hội vàng mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

  • Ngăn chặn thiệt hại kinh tế: Tránh được những tổn thất to lớn do thiên tai, mất mùa, và các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra.
  • Cải thiện sức khỏe: Giảm ô nhiễm không khí, hạn chế các bệnh về hô hấp và tim mạch, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
  • Tạo việc làm: Phát triển ngành công nghiệp năng lượng sạch và công nghệ xanh, tạo ra hàng triệu việc làm mới.
  • Thúc đẩy tăng trưởng: Đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.

DACO đồng hành cùng doanh nghiệp hướng đến mục tiêu Net Zero

Để đạt được mục tiêu Net-Zero trong sản xuất, tối ưu hóa năng lượng là yếu tố then chốt. Hệ thống quản lý năng lượng thông minh SEEACT-PMS của DACO chính là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp hiện thực hóa mục tiêu này.

he-thong-quan-ly-nang-luong-seeact-pms

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, DACO mang đến giải pháp SEEACT-PMS với những ưu điểm vượt trội:

  • Giám sát toàn diện: Hệ thống được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực chiến, giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả năng lượng toàn diện.
  • Tiết kiệm chi phí: Giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tiết kiệm 60-70% chi phí đầu tư so với các hệ thống tương tự của nước ngoài.
  • Vận hành dễ dàng: Giao diện trực quan, thân thiện với người dùng, dễ dàng thao tác và vận hành.
  • Báo cáo tùy biến: Hệ thống báo cáo linh hoạt, đáp ứng nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp.
  • Khả năng tích hợp cao: Dễ dàng tích hợp và mở rộng với hệ thống hiện có, được hỗ trợ bởi đội ngũ IT, OT giàu kinh nghiệm.

Liên hệ ngay với DACO qua Hotline 0904.675.995 để được tư vấn và triển khai giải pháp SEEACT-PMS, tối ưu hóa năng lượng và hướng đến mục tiêu Net Zero!

Facebook
Twitter
0359.206.636
Google map
0912345678

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:0359 206 636 (24/7)

Quên mật khẩu

[ultimatemember_password]

Đăng Ký

[ultimatemember form_id="6510"]

Đăng Nhập

[ultimatemember form_id="6511"]
ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!