Công nghệ RFID là gì? Ứng dụng của RFID trong quản lý kho

cong-nghe-rfid

Công nghệ RFID đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, logistics, quản lý kho….và nhiều hoạt động khác. Vậy chính xác RFID là gì và hoạt động như thế nào? Cùng DACO tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Công nghệ RFID là gì?

Công nghệ RFID (viết tắt của Radio Frequency Identification) hay nhận dạng bằng sóng vô tuyến, là một phương thức tự động nhận dạng đối tượng dựa trên việc sử dụng sóng điện từ để truyền dữ liệu.  

rfid-la-gi
Công nghệ RFID là gì?

Cụ thể hơn, công nghệ này sử dụng sóng radio để tự động nhận dạng và theo dõi các đối tượng được gắn thẻ RFID. Các thẻ này chứa thông tin được lưu trữ dưới dạng điện tử, khi đi qua vùng phủ sóng của đầu đọc RFID, thông tin sẽ được truyền tải và xử lý.

Mặc dù ra đời từ những năm 1970, nhưng RFID đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bạn có thể bắt gặp công nghệ này ở nhiều nơi, từ những chiếc chìa khóa xe hơi thông minh, thẻ ETC (thu phí tự động không dừng), thẻ ra vào khách sạn, cho đến việc quản lý hàng hóa trong kho bãi, siêu thị, thư viện…

2. Các thành phần của hệ thống RFID là gì?

Sau khi đã hiểu công nghệ RFID là gì, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo của một hệ thống RFID điển hình. Về cơ bản, một hệ thống RFID hoàn chỉnh bao gồm có phần cứng và phần mềm. Cụ thể:

2.1 Phần cứng

  1. Thẻ RFID: Đây là thành phần gắn liền với đối tượng cần nhận dạng. Mỗi thẻ chứa một mã số định danh duy nhất được lưu trữ trong chip điện tử. 

Thẻ RFID được phân loại theo 2 cách sau

the-rfid

Theo tần số hoạt động:

  • Thẻ LF (Low Frequency – Tần số thấp): Hoạt động ở dải tần 30kHz – 300kHz (thường là 125kHz). Phạm vi đọc ngắn (khoảng 10cm), ít bị nhiễu, thường dùng trong chăn nuôi, kiểm soát ra vào.
  • Thẻ HF (High Frequency – Tần số cao): Hoạt động ở dải tần 3MHz – 30MHz (thường là 13.56MHz). Phạm vi đọc trung bình (10cm – 1m), ứng dụng rộng rãi trong thanh toán, thẻ thư viện.
  • Thẻ UHF (Ultra High Frequency – Tần số siêu cao): Hoạt động ở dải tần 300MHz – 3GHz (thường là 860 – 960MHz). Phạm vi đọc xa (lên đến 12m), tốc độ đọc cao, dùng trong quản lý kho bãi, chuỗi cung ứng.

Theo phương thức giao tiếp với đầu đọc:

  • Thẻ chủ động (Active tag): Có pin tích hợp, tự phát sóng radio, phạm vi đọc xa, dung lượng lưu trữ lớn, giá thành cao. Thường dùng để theo dõi tài sản giá trị cao, container, xe cộ.
  • Thẻ thụ động (Passive tag): Không có pin, lấy năng lượng từ sóng radio của đầu đọc, phạm vi đọc ngắn hơn, giá thành rẻ. Phổ biến trong các ứng dụng như thẻ ra vào, quản lý hàng hóa.
  • Thẻ bán chủ động (Semi-passive tag): Có pin để duy trì hoạt động của chip, nhưng vẫn sử dụng năng lượng từ đầu đọc để truyền dữ liệu. Kết hợp ưu điểm của cả thẻ chủ động và thụ động, phạm vi đọc và dung lượng lưu trữ trung bình.
  1. Đầu đọc RFID (Reader): Thiết bị này có nhiệm vụ phát ra sóng radio để kích hoạt thẻ RFID và đọc thông tin từ thẻ. Đầu đọc có thể được kết nối với máy tính hoặc hệ thống mạng để xử lý dữ liệu.
  2. Ăng ten RFID (Antenna): Cả thẻ RFID và đầu đọc đều có ăng-ten để thu và phát sóng radio. Anten đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phạm vi đọc và hiệu quả của hệ thống RFID.
  3. Máy chủ (Server): Máy chủ đóng vai trò trung tâm, nơi dữ liệu từ đầu đọc được tập trung và xử lý. Hệ thống phần mềm được cài đặt trên máy chủ sẽ phân tích thông tin thu thập từ thẻ RFID, từ đó cung cấp dữ liệu hữu ích cho các ứng dụng quản lý.

2.2 Phần mềm 

Để dữ liệu từ hệ thống RFID được tận dụng tối đa, cần tích hợp với các phần mềm quản lý khác trong doanh nghiệp. Ví dụ, kết nối RFID với hệ thống ERP, MES, PLM hay SCM giúp dữ liệu sau khi được phân tích có thể hỗ trợ đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.

>>>Xem thêm: MES system là gì? So sánh MES System và MES Software

3. Đặc điểm và cách thức hoạt động của hệ thống RFID

3.1 Đặc điểm

Đặc điểm nổi bật của công nghệ RFID là gì?

  • Truyền thông không dây: RFID sử dụng sóng radio để truyền tải dữ liệu, không cần tiếp xúc trực tiếp như mã vạch. Điều này cho phép đọc thông tin từ xa và qua các vật cản.
  • Khả năng xuyên thấu: RFID có thể đọc dữ liệu qua nhiều loại vật liệu như bê tông, gỗ, nhựa, thậm chí cả nước. Đặc điểm này giúp RFID vượt trội hơn mã vạch trong môi trường khắc nghiệt hoặc khi đối tượng cần nhận dạng bị che khuất.
  • Hoạt động ở nhiều dải tần: Hệ thống RFID hoạt động trên nhiều dải tần số khác nhau, phổ biến nhất là 125kHz và 900MHz, mỗi dải tần có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng ứng dụng cụ thể.
  • ảnh

3.2 Nguyên lý hoạt động

nguyen-ly-hoat-dong
Nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID là gì?

Hệ thống RFID hoạt động dựa trên sự giao tiếp giữa hai thành phần chính:

  1. Thẻ RFID (Tag): Chứa thông tin về đối tượng dưới dạng mã điện tử.
  2. Đầu đọc RFID (Reader): Phát ra sóng radio để kích hoạt thẻ và đọc thông tin từ thẻ.

Nguyên lý hoạt động

– Phát sóng: Đầu đọc RFID (reader) phát ra sóng điện từ trong vùng hoạt động của nó.

– Nhận sóng và phản hồi: Thẻ RFID (tag) trong vùng phủ sóng sẽ nhận được năng lượng từ sóng điện từ này.

– Truyền dữ liệu: Thẻ RFID sử dụng năng lượng nhận được để kích hoạt chip và gửi lại thông tin nhận dạng của nó cho đầu đọc.

– Xử lý dữ liệu: Đầu đọc RFID nhận và xử lý thông tin từ thẻ, sau đó truyền dữ liệu đến hệ thống quản lý để theo dõi và kiểm soát.

4. Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý kho

rfid-trong-quan-ly-kho

Công nghệ RFID đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong quản lý kho, mang lại hiệu quả vượt trội so với phương pháp truyền thống.

4.1 Quy trình nhập kho

Trước khi nhập kho, mỗi sản phẩm đã được gắn sẵn một thẻ RFID chứa thông tin chi tiết về sản phẩm như mã sản phẩm, tên sản phẩm, nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng,… Khi hàng hóa được đưa đến kho, nhân viên chỉ cần đẩy sản phẩm qua cửa kho hoặc khu vực được lắp đặt đầu đọc RFID.

Đầu đọc RFID sẽ tự động ghi nhận thông tin từ tất cả các thẻ RFID gắn trên sản phẩm, ngay cả khi chúng bị che khuất hoặc xếp chồng lên nhau.

Dữ liệu từ đầu đọc được truyền trực tiếp đến hệ thống quản lý kho, nơi hệ thống sẽ đối chiếu với đơn đặt hàng, cập nhật số lượng nhập kho hoặc tạo phiếu nhập kho mới với đầy đủ thông tin cần thiết.

Từ thời điểm này, mọi thông tin và trạng thái của sản phẩm sẽ được quản lý thông qua thẻ RFID.

>>>Xem thêm: Quy trình nhập kho tối ưu cho mọi doanh nghiệp

4.2 Quy trình xuất kho

rfid-trong-quan-ly-kho-1

Khi xuất hàng, nhân viên chỉ cần di chuyển sản phẩm qua cổng RFID. Hệ thống sẽ tự động nhận diện và ghi nhận thông tin từ thẻ RFID gắn trên sản phẩm, sau đó đối chiếu với đơn đặt hàng, phiếu xuất kho. Mọi sự không trùng khớp về số lượng, loại hàng sẽ kích hoạt cảnh báo ngay lập tức, hạn chế tối đa nhầm lẫn và thất thoát.

Sau khi hoàn tất xuất kho, hệ thống tự động cập nhật số lượng tồn kho trong thời gian thực. Nhờ đó, dữ liệu luôn được đảm bảo chính xác, giúp doanh nghiệp kiểm soát hàng hóa một cách hiệu quả. 

4.3 Quy trình kiểm kê

Với công nghệ RFID, việc kiểm kê hàng hóa trở nên nhanh chóng và chính xác hơn bao giờ hết. Nhân viên chỉ cần sử dụng thiết bị đọc RFID cầm tay để quét toàn bộ khu vực kho, hệ thống sẽ tự động ghi nhận thông tin từ tất cả các thẻ RFID, từ đó xác định số lượng tồn kho của từng loại sản phẩm.

Đặc biệt, công nghệ RFID cho phép xác định vị trí chính xác của từng sản phẩm trong kho. Mỗi thẻ RFID chứa thông tin về vị trí lưu trữ của sản phẩm, giúp nhân viên dễ dàng tìm kiếm và truy xuất khi cần thiết, tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức. 

Toàn bộ dữ liệu kiểm kê sẽ được cập nhật vào hệ thống quản lý kho, từ đó tạo báo cáo theo yêu cầu, giúp doanh nghiệp kiểm soát hàng tồn kho một cách hiệu quả.

>>>Có thể bạn muốn biết: TOP 5 Phương pháp kiểm kê hàng tồn kho hiệu quả nhất

4.4 Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Khi có sự cố về chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy xuất thông tin này thông qua đầu đọc RFID hoặc nhập mã số sản phẩm vào hệ thống. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng xác định nguyên nhân, khoanh vùng sản phẩm lỗi, đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời nâng cao uy tín và sự tin tưởng của khách hàng.

Ví dụ, khi khách hàng phản hồi về lỗi sản phẩm, doanh nghiệp có thể truy xuất thông tin từ thẻ RFID để biết được sản phẩm thuộc lô hàng nào, sản xuất ngày nào,… 

Từ đó, xác định được nguyên nhân gây lỗi và có phương án xử lý phù hợp như thu hồi sản phẩm lỗi, kiểm tra lại quy trình sản xuất, hoặc thay đổi nhà cung cấp nguyên liệu.

5. So sánh công nghệ RFID trong quản lý kho với những công nghệ khác

Trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng, việc quản lý kho bãi đang dần “chuyển mình” từ phương thức truyền thống sang các giải pháp tiên tiến hơn. Vậy sự khác nhau giữa cách quản lý kho truyền thống, Barcode/QR code và quản lý kho với RFID là gì?

Quản lý kho theo phương pháp thủ công truyền thống Quản lý kho bằng Barcode/QR code

Quản lý kho bằng RFID

Nhập-xuất kho Nhập và xuất kho dựa trên kinh nghiệm nhân viên, hiệu quả thấp và dễ xảy ra lỗi Quét mã vạch/QR code để ghi nhận thông tin Cập nhật dữ liệu nhập-xuất kho tự động, chính xác, loại bỏ sai sót. Xử lý nhanh chóng, loại bỏ thời gian chờ đợi không cần thiết
Kiểm kê Kiểm kê thủ công, chậm, hiệu quả thấp và dễ xảy ra sai sót Sử dụng máy quét để kiểm tra số lượng 

Nhanh hơn phương pháp thủ công, độ chính xác cao hơn

Tự động hóa hoàn toàn, nhanh chóng và chính xác với khả năng đọc số lượng lớn thẻ cùng lúc. Giảm 50% thời gian kiểm kê so với phương pháp thủ công
Sử dụng không gian kho Hoạt động dựa trên kinh nghiệm, khó tối ưu không gian kho, dẫn đến chi phí lưu trữ cao Hỗ trợ sắp xếp hàng hóa khoa học hơn. Dễ dàng tìm kiếm và quản lý vị trí hàng hóa Tối ưu hóa việc sử dụng không gian kho, giảm chi phí lưu trữ từ 11 – 18%
Kiểm soát hàng hóa Khó kiểm soát hàng hóa hiệu quả, dễ xảy ra thất thoát, mất mát Kiểm soát được số lượng hàng hóa, hạn chế thất thoát. Cần quét từng mã vạch/QR code Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, giảm thiểu thất thoát, mất mát
Theo dõi và cập nhật vị trí hàng hóa Tìm kiếm thủ công thường kém hiệu quả và mất nhiều thời gian Theo dõi vị trí hàng hóa dựa trên vị trí quét mã. Cập nhật vị trí tương đối chính xác Xác định vị trí hàng hóa chính xác và nhanh chóng

>>Xem thêm: 

Tóm lại: Công nghệ RFID trong quản lý kho mang lại hiệu quả vượt trội so với các phương pháp còn lại. RFID giúp tự động hóa các quy trình, nâng cao độ chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng không gian kho, kiểm soát hàng hóa hiệu quả.

6. Giải đáp câu hỏi thường gặp 

6.1 Phạm vi đọc của RFID là bao nhiêu?

Phạm vi đọc của RFID phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại thẻ, tần số hoạt động, công suất đầu đọc và môi trường xung quanh. Thẻ thụ động thường có phạm vi đọc từ vài cm đến vài mét, trong khi thẻ chủ động có thể đạt phạm vi đọc lên đến hàng trăm mét.

6.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ RFID tại Việt Nam

Mặc dù còn khá mới mẻ, công nghệ RFID đang dần khẳng định được vai trò quan trọng và được ứng dụng ngày càng rộng rãi tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. 

Một số ứng dụng điển hình của công nghệ RFID tại Việt Nam có thể kể đến như:

  • Trong lĩnh vực giao thông: RFID được ứng dụng trong hệ thống thu phí tự động tại các trạm thu phí như Xa lộ Hà Nội (TP.HCM), giúp giảm ùn tắc và tiết kiệm thời gian cho người tham gia giao thông. Ngoài ra, RFID cũng được sử dụng trong các bãi đỗ xe thông minh để kiểm soát ra vào và thu phí tự động.
  • Trong lĩnh vực an ninh: Nhờ khả năng tăng cường an ninh và kiểm soát truy cập hiệu quả, hệ thống kiểm soát ra vào bằng thẻ RFID đang ngày càng phổ biến tại các tòa nhà, văn phòng, khu công nghiệp,…
  • Trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng: RFID được ứng dụng để theo dõi, giám sát và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan về xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc tôm bằng RFID là một ví dụ điển hình.
  • Trong lĩnh vực thư viện: Nhiều thư viện tại Việt Nam đã ứng dụng công nghệ RFID để quản lý sách, tài liệu, tự động hóa quy trình mượn trả và kiểm kê.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ RFID tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như chi phí đầu tư ban đầu cao, nhận thức về công nghệ còn hạn chế, và thiếu các tiêu chuẩn, quy định chung.

6.3 Chi phí triển khai hệ thống RFID là bao nhiêu?

Chi phí triển khai hệ thống RFID phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, độ phức tạp của hệ thống, loại thẻ RFID, số lượng thiết bị đọc, phần mềm quản lý,…

Tuy nhiên, nhìn chung, chi phí triển khai RFID bao gồm các thành phần chính sau:

  • Chi phí phần cứng: Bao gồm đầu đọc RFID, anten, máy in thẻ, thẻ RFID.
  • Chi phí phần mềm: Phần mềm quản lý, tích hợp dữ liệu.
  • Chi phí triển khai: Lắp đặt, cài đặt, đào tạo.
  • Chi phí bảo trì: Bảo trì hệ thống, thay thế thiết bị.

Để lựa chọn giải pháp RFID phù hợp và tối ưu hóa chi phí đầu tư, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu và mục tiêu cụ thể. Mặc dù chi phí ban đầu của RFID có thể cao hơn so với các phương pháp truyền thống, nhưng về lâu dài, những lợi ích vượt trội mà RFID mang lại sẽ bù đắp chi phí đầu tư, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động.

6.4 Tương lai phát triển của công nghệ RFID

Công nghệ RFID đang được phát triển và cải tiến liên tục. Trong tương lai, RFID dự kiến sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực, từ quản lý kho đến thanh toán di động. Các xu hướng phát triển của RFID bao gồm:

  • Thẻ RFID nhỏ gọn và giá rẻ hơn.
  • Tăng cường khả năng bảo mật.
  • Kết hợp với các công nghệ khác như cảm biến và trí tuệ nhân tạo.
  • RFID sẽ được ứng dụng trong các lĩnh vực mới như y tế, nông nghiệp, chăn nuôi, giáo dục,…

Công nghệ RFID trong quản lý kho, với những ưu điểm vượt trội về tốc độ, độ chính xác và khả năng tự động hóa, đã và đang mang đến giải pháp tối ưu cho việc quản lý kho hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí. RFID được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về RFID và những lợi ích thiết thực mà công nghệ này mang lại.

Facebook
Twitter
0359.206.636
Google map
0912345678

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:0359 206 636 (24/7)

Quên mật khẩu

[ultimatemember_password]

Đăng Ký

[ultimatemember form_id="6510"]

Đăng Nhập

[ultimatemember form_id="6511"]
ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!