Nguyên vật liệu là nền tảng của mọi công trình và sản phẩm. Từ những ngôi nhà cao tầng đến chiếc điện thoại thông minh, tất cả đều bắt đầu từ những nguyên liệu thô sơ. Đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về nguyên vật liệu là gì, vai trò và cách quản lý nguyên vật liệu hiệu quả
1. Định nghĩa nguyên vật liệu là gì?
Nguyên vật liệu là gì? Nguyên vật liệu là các đối tượng lao động (vật chất, vật phẩm) mà doanh nghiệp mua, dự trữ và sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Chúng có thể là nguyên liệu thô, vật liệu phụ, hoặc các thành phần bán thành phẩm.
Đặc điểm quan trọng của nguyên vật liệu là gì:
– Thay đổi hình thái: Nguyên vật liệu thường thay đổi hình dạng, tính chất hoặc trạng thái ban đầu khi được đưa vào quá trình sản xuất.
– Tham gia trực tiếp: Chúng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, trở thành một phần không thể thiếu của sản phẩm cuối cùng.
– Ảnh hưởng đến giá thành: Giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào giá thành sản phẩm, do đó quản lý nguyên vật liệu hiệu quả là rất quan trọng để kiểm soát chi phí sản xuất.
Đối với doanh nghiệp, nguyên vật liệu là hàng hóa đầu vào quan trọng. Do đó, việc quản lý nguyên vật liệu được đặc biệt chú trọng, đặc biệt là trong các công ty sản xuất, nơi tồn kho nguyên vật liệu được lập ngân sách chi tiết và quản lý chặt chẽ trên báo cáo tài chính.
2. Phân loại nguyên vật liệu
Để quản lý hiệu quả thì ngoài việc hiểu nguyên vật liệu là gì thì còn phải biết nguyên vật liệu được phân loại như thế nào.
Nguyên vật liệu được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:
2.1 Theo nguồn gốc
Dựa trên nguồn gốc, nguyên vật liệu thường được chia thành hai nhóm chính:
– Nguyên vật liệu tự nhiên: Đây là những nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên, chưa qua quá trình chế biến hoặc biến đổi đáng kể. Chúng bao gồm:
- NVL từ động vật: Da, lông, len, sữa, thịt, …
- NVL từ thực vật: Gỗ, bông, cao su, tre, nứa, …
- NVL từ khoáng sản: Than đá, dầu mỏ, kim loại, đá vôi, …
– Nguyên vật liệu nhân tạo: Đây là những nguyên vật liệu được tạo ra từ quá trình sản xuất công nghiệp, thường bằng cách biến đổi các nguyên vật liệu tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất hóa học. Như nhựa, thép, sợi thủy tinh…
2.2 Theo mức độ tham gia sản xuất
Dựa trên tiêu chí này, ta có thể phân loại nguyên vật liệu thành:
– NVL trực tiếp: Đây là những nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và trở thành một phần không thể tách rời của sản phẩm cuối cùng. Chúng có thể dễ dàng nhận diện và định lượng trong sản phẩm.
– NVL gián tiếp: Là những nguyên vật liệu hỗ trợ quá trình sản xuất nhưng không trực tiếp trở thành một phần của sản phẩm cuối cùng. Chúng thường khó định lượng cụ thể trong từng sản phẩm.
Ví dụ, trong sản xuất bàn ghế, NVL trực tiếp là gỗ, vải bọc còn NVL gián tiếp là keo dán, nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất.
>>>Có thể bạn muốn biết: Vật tư là gì? Phương pháp quản lý vật tư
3. Các hoạt động chính trong quản lý nguyên vật liệu
Quản lý NVL là một chuỗi các hoạt động liên kết chặt chẽ, nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất luôn sẵn sàng với số lượng và chất lượng phù hợp, đồng thời tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Vậy, các hoạt động chính trong quản lý nguyên vật liệu là gì?
3.1 Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu
Đây là bước đầu tiên và cũng là nền tảng cho toàn bộ quá trình quản lý NLV.
Dựa trên kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp sẽ dự báo nhu cầu nguyên vật liệu trong tương lai, từ đó xác định số lượng và thời điểm cần đặt hàng. Việc lập kế hoạch nhu cầu chính xác giúp doanh nghiệp tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa nguyên vật liệu, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục và ổn định.
3.2 Mua sắm và tiếp nhận nguyên vật liệu
Sau khi đã có kế hoạch nhu cầu, doanh nghiệp sẽ tiến hành tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp và đặt hàng. Quá trình mua sắm cần đảm bảo nguyên vật liệu được cung cấp đúng thời điểm, đúng số lượng, đúng chất lượng và với giá cả hợp lý.
Khi NVL được giao đến, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chúng đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra.
3.3 Lưu trữ và bảo quản nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu cần được lưu trữ trong kho bãi phù hợp, đảm bảo an toàn và tránh hư hỏng, mất mát. Khi sắp xếp kho bãi một cách khoa học sẽ giúp dễ dàng tìm kiếm và kiểm soát số lượng nguyên vật liệu.
Đồng thời, cần áp dụng các biện pháp bảo quản phù hợp với từng loại nguyên vật liệu để duy trì chất lượng và kéo dài tuổi thọ của chúng.
3.4 Kiểm soát và sử dụng nguyên vật liệu
Bước cuối cùng trong quản lý nguyên vật liệu là gì? Đó là hoạt động theo dõi và kiểm soát quá trình sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất.
Việc kiểm soát chặt chẽ giúp phát hiện sớm các sai sót, lãng phí và có biện pháp khắc phục kịp thời. Ngoài ra, doanh nghiệp cần sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả, tránh lãng phí và giảm thiểu tác động đến môi trường.
>>>Xem thêm: Khám phá các bước trong quy trình quản lý kho
4. Vai trò của quản lý nguyên vật liệu là gì?
Quản lý nguyên vật liệu bao gồm một loạt các hoạt động như lập kế hoạch, mua sắm, lưu trữ, kiểm soát và sử dụng nguyên vật liệu.
Vậy, vai trò cụ thể của quản lý nguyên vật liệu là gì?
4.1 Đảm bảo cung ứng đủ nguyên vật liệu cho sản xuất
Quản lý NVL hiệu quả giúp doanh nghiệp luôn có đủ nguyên vật liệu cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tránh tình trạng gián đoạn sản xuất do thiếu hụt nguyên liệu.
Điều này đặc biệt quan trọng trong việc duy trì hoạt động sản xuất ổn định và đáp ứng kịp thời các đơn hàng của khách hàng.
4.2 Giảm thiểu chi phí lưu kho và hao hụt
Thông qua việc kiểm soát chặt chẽ lượng tồn kho, quản lý NVL giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí lưu kho, chi phí bảo quản và các chi phí liên quan khác.
Đồng thời, việc quản lý tốt còn giúp hạn chế tối đa tình trạng hao hụt, hư hỏng nguyên vật liệu trong quá trình lưu kho và sử dụng, từ đó tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.
4.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh
Khi nguyên vật liệu được quản lý tốt, quá trình sản xuất diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm thời gian sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận.
5. Ứng dụng công nghệ để quản lý nguyên vật liệu hiệu quả
Nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các doanh nghiệp hiện nay có thể tận dụng những công cụ tiên tiến để tối ưu hóa quy trình quản lý NVL, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Vậy các công nghệ hỗ trợ quản lý nguyên vật liệu là gì?
5.1 Phần mềm quản lý kho WMS
WMS giúp kiểm soát toàn diện các hoạt động trong kho, từ nhập xuất hàng, kiểm kê đến quản lý vị trí lưu trữ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể theo dõi sát sao tình hình tồn kho, tránh tình trạng hết hàng hoặc dư thừa, đồng thời tối ưu hóa không gian lưu trữ.
Hiện nay, một trong những công cụ hỗ trợ quản lý nguyên vật liệu hiệu quả nhất là phần mềm SEEACT-WMS của DACO – Nhà cung cấp giải pháp quản lý sản xuất hàng đầu.
Với giao diện thân thiện và tính năng đa dạng, SEEACT-WMS giúp doanh nghiệp:
– Theo dõi chi tiết từng mặt hàng, từ thông tin cơ bản đến lịch sử nhập xuất, vị trí lưu trữ.
– Tự động cập nhật tồn kho theo thời gian thực, đảm bảo thông tin luôn chính xác.
– Cảnh bảo sớm về tình trạng hết hàng hoặc dư thừa, hỗ trợ ra quyết định mua hàng kịp thời.
– Phân tích dữ liệu tồn kho, giúp dự đoán nhu cầu và đưa ra các chiến lược quản lý hiệu quả.
Để được hỗ trợ và dùng thử phần mềm SEEACT-WMS, hay liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0359.206.636 (Mr. Minh Anh).
Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn triển khai và sử dụng phần mềm một cách hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp bạn đạt được những bước tiến vượt bậc trong quản lý nguyên vật liệu và hoạt động sản xuất kinh doanh.
5.2 Phần mềm ERP Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
ERP tích hợp dữ liệu từ nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm cả quản lý nguyên vật liệu, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh. Điều này hỗ trợ ra quyết định chính xác và kịp thời về mua hàng, sản xuất và phân phối.
5.3 Công nghệ nhận dạng tự động (RFID, mã vạch)
RFID và mã vạch giúp tự động hóa quá trình kiểm soát nguyên vật liệu, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian. Việc theo dõi nguyên vật liệu từ khi nhập kho đến khi xuất xưởng trở nên dễ dàng và minh bạch hơn.
5.4 Phân tích dữ liệu và AI trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu và AI cho phép doanh nghiệp dự báo nhu cầu nguyên vật liệu một cách chính xác, từ đó tối ưu hóa tồn kho và đưa ra quyết định mua hàng thông minh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí lưu kho đáng kể và hạn chế tối đa tình trạng thiếu hụt nguyên liệu
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về nguyên vật liệu là gì, phân loại và tầm quan trọng của việc quản lý nguyên vật liệu hiệu quả.
Hiểu rõ về nguyên vật liệu không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trên con đường kinh doanh và sản xuất!