Ngành công nghiệp kho bãi đang bước vào kỷ nguyên tự động hóa. Những công nghệ tiên tiến như Robot thông minh, hệ thống WMS hay công nghệ RRFID được ứng dụng trong nhà kho tự động.
Trong bài viết này, DACO sẽ khám phá những xu hướng nhà kho tự động nổi bật trong tương lai, mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về những thay đổi mang tính đột phá sắp diễn ra.
Ứng dụng Robot thông minh trong quy trình nhà kho tự động
Nhiều nhà kho đang áp dụng Robot làm công cụ hơn bao giờ hết. Thống kê cho thấy, thị trường Robot kho hàng dự kiến đạt giá trị khoảng 22,4 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 22,5% trong giai đoạn 2023-2030.
Robot thông minh trong kho là gì?
Ứng dụng Robot thông minh (Advanced Robotics) là việc sử dụng các robot tiên tiến được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI), cảm biến và hệ thống điều khiển để tự động hóa các quy trình trong kho.
Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của Robot thông minh trong nhà kho tự động:
1. Robot vận chuyển:
- Di chuyển pallet, thùng hàng giữa các vị trí lưu trữ và khu vực xuất nhập hàng.
- Tự động điều hướng di chuyển
- Tránh chướng ngại vật để đảm bảo an toàn.
2. Robot bốc xếp: Sử dụng cánh tay robot linh hoạt để bốc xếp hàng hóa từ kệ AS/RS xuống xe nâng hoặc băng chuyền.
3. Robot chọn hàng:
- Tích hợp hệ thống camera và cảm biến để nhận diện sản phẩm, vị trí lưu trữ.
- Di chuyển chính xác đến vị trí cần thiết, lấy hàng hóa theo yêu cầu.
4. Robot kiểm kho: Di chuyển tự động trong kho, sử dụng camera và cảm biến để quét mã vạch, thu thập thông tin về hàng hóa.
Robot thông minh còn được ứng dụng vào xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) và xe đẩy có hướng dẫn tự động AGC (Automated Guided Cart) trong kho hàng.
AGV và AGC có thể tự động di chuyển để lấy hàng từ các khu vực nhận hàng, chuyển đến khu vực lưu kho và sau đó di chuyển đến khu vực xuất hàng một cách tự động, giúp tối ưu hóa luồng vận chuyển, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà kho tự động.
Các robot còn có thể được tích hợp với công nghệ quét mã vạch, phần mềm WMS và hệ thống định vị trong nhà, giúp theo dõi và xác định vị trí chính xác của hàng hóa trong kho.
Chức năng của Robot thông minh trong quy trình kho
Robot thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc tự động hóa và tối ưu hóa quy trình kho, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số chức năng chính của robot thông minh trong quy trình kho:
1. Bốc xếp hàng hóa: Robot có thể di chuyển và nâng hạ hàng hóa nặng một cách dễ dàng và an toàn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.
2. Sắp xếp, phân loại hàng:
- Robot được trang bị hệ thống camera và cảm biến để nhận diện sản phẩm. Sau đó phân loại theo kích thước, hình dạng, màu sắc, v.v.
- Robot có thể sắp xếp sản phẩm lên kệ một cách khoa học, tối ưu hóa không gian lưu trữ.
- Robot có thể tự động cập nhật vị trí sản phẩm trong hệ thống quản lý kho. Theo dõi hàng tồn kho dễ dàng.
3. Gắp, đặt hàng hóa: Robot có cánh tay robot linh hoạt với độ chính xác cao, có thể gắp và đặt các hàng nhỏ, dễ vỡ một cách an toàn..
4. Vận chuyển hàng trong kho:
- Robot di động tự động (AMR) có thể di chuyển tự do trong nhà kho tự động mà không cần đường ray hay lập trình sẵn.
- AMR có thể vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác một cách nhanh chóng và chính xác.
- AMR có thể tránh chướng ngại vật và di chuyển an toàn trong môi trường kho đông đúc.
Ứng dụng hệ thống quản lý WMS trong quản lý kho
Hệ thống quản lý kho hàng WMS từ lâu đã được chứng minh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà kho thông minh/nhà kho tự động. Những nghiên cứu của Forrester Research cho thấy các công ty triển khai phần mềm WMS có doanh thu tăng 28% trong 3 năm đầu tiên. Vậy hãy cùng tìm hiểu về phần mềm WMS và lợi ích của nó trong kho nhé!
Hệ thống WMS là gì?
Hệ thống Quản lý Kho hàng (Warehouse Management System – WMS) là một giải pháp phần mềm WMS chuyên biệt được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và tối ưu hóa hoạt động của các nhà kho tự động. Phần mềm WMS là công cụ quản lý hàng hóa hiệu quả, từ khi hàng hóa nhập kho cho đến khi được xuất kho đến tay khách hàng.
Một trong những phần mềm WMS nổi bật nhất phải kể đến SEEACT-WMS của DACO. SEEACT-WMS đã được Bộ công thương và SAMSUNG lựa chọn liên kết cùng.
Phân loại hệ thống WMS
Có 4 loại hệ thống WMS phổ biến hiện nay trong các nhà kho tự động:
- Hệ thống WMS tại chỗ (On – Premise): Hệ thống WMS tại chỗ được cài đặt và vận hành hoàn toàn trên hạ tầng máy chủ và mạng lưới riêng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sở hữu và chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống, bao gồm phần mềm, phần cứng, bảo mật và cập nhật.
- Hệ thống WMS đám mây (Cloud – based WMS): Hệ thống WMS đám mây được vận hành trên hạ tầng máy chủ và mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài. Doanh nghiệp truy cập hệ thống qua internet và chỉ thanh toán chi phí sử dụng theo nhu cầu.
- Hệ thống WMS độc lập: Hệ thống WMS độc lập hoạt động như một phần mềm riêng biệt, không tích hợp với các hệ thống khác trong doanh nghiệp.
- Hệ thống WMS tích hợp: Hệ thống WMS tích hợp được kết nối với các hệ thống khác trong doanh nghiệp như ERP, CRM, TMS, v.v. để trao đổi dữ liệu trong doanh nghiệp và tự động hóa các quy trình.
Chức năng của hệ thống WMS trong nhà kho tự động
Một số chức năng chính của phần mềm WMS trong nhà kho tự động:
- Quản lý nhập kho: Xử lý việc tiếp nhận hàng hóa từ nhà cung cấp. Công việc bao gồm kiểm tra, ghi nhận, phân loại và lưu kho.
- Quản lý xuất kho: Xử lý việc xuất hàng hóa cho khách hàng. Hoạt động bao gồm chọn hàng, đóng gói, in hóa đơn và theo dõi quá trình giao hàng.
- Quản lý hàng tồn kho và kiểm kê: Theo dõi số lượng, vị trí, tình trạng của từng mặt hàng trong kho theo thời gian thực.
- Báo cáo và phân tích: Cung cấp các báo cáo chi tiết về hoạt động kho hàng. Từ đó doanh nghiệp đưa ra quyết định quản lý hiệu quả hơn.
>>Xem thêm: Tìm hiểu về hệ thống WMS
Ứng dụng RFID trong quản lý kho
Bên cạnh Robot và phầm mềm WMS, RFID cũng là một ứng viên sáng giá trong các nhà kho tự động. Trong măm 2021, khoảng 35% các công ty trên toàn cầu đã áp dụng công nghệ RFID để quản lý kho hàng của họ. Và con số này dự kiến sẽ tăng lên 62% vào năm 2026. Hãy cung tìm hiểu RFID là gì và vì sao nó lại được ưa chuộng như vậy nhé.
RFID là gì?
RFID là viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification, hay Nhận dạng qua tần số vô tuyến. Đây là công nghệ sử dụng sóng vô tuyến để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ được gắn vào các gói hàng trong nhà kho tự động. Hệ thống RFID bao gồm:
- Thẻ RFID: là một nhãn nhỏ được gắn vào đối tượng cần theo dõi. Thẻ này chứa chip lưu trữ thông tin và ăng-ten để thu và phát sóng vô tuyến. Thẻ RFID có hai loại chính:
- Thẻ thụ động: không có nguồn điện riêng, lấy năng lượng từ sóng vô tuyến phát ra từ đầu đọc.
- Thẻ chủ động: có nguồn điện riêng. Nó truyền tín hiệu mạnh hơn và hoạt động ở khoảng cách xa hơn.
- Đầu đọc RFID: là thiết bị phát và thu sóng vô tuyến. Đầu đọc RFID có nhiệm vụ:
- Phát sóng vô tuyến để kích hoạt thẻ RFID thụ động.
- Nhận tín hiệu từ thẻ RFID và giải mã dữ liệu được lưu trữ trên chip.
- Phần mềm quản lý: là phần mềm dùng để thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu thu thập được từ thẻ RFID. Phần mềm này cho phép quản lý kho theo dõi vị trí, trạng thái và thông tin khác của các gói hàng được gắn thẻ RFID trong nhà kho tự động.
>> Xem thêm: RFID là gì? Nguyên lý hoạt động.
Công nghệ RFID được ứng dụng trong kho như thế nào?
Trong kho, RFID được ứng dụng để tự động hóa nhiều quy trình, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Đây là các cách ứng dụng RFID trong nhà kho tự động:
1. Theo dõi hàng hóa:
- Gắn thẻ RFID: Mỗi sản phẩm được gắn thẻ RFID chứa thông tin duy nhất như mã sản phẩm, nhà sản xuất, ngày sản xuất, v.v.
- Đọc thẻ RFID: Khi sản phẩm di chuyển qua cổng đọc RFID, thông tin trên thẻ được tự động ghi lại.
- Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu thu thập được lưu trữ trong hệ thống quản lý kho (WMS) để theo dõi vị trí, trạng thái và lịch sử di chuyển của sản phẩm.
2. Tự động hóa quy trình:
- Nhập kho: Tự động ghi nhận thông tin sản phẩm khi nhập kho, giảm thiểu sai sót thủ công.
- Xuất kho: Tự động xác định sản phẩm cần xuất kho và cập nhật số lượng tồn kho.
- Lấy hàng: Hướng dẫn người thu gom hàng đến vị trí chính xác của sản phẩm cần lấy.
- Đóng gói: Tự động xác định sản phẩm cần đóng gói và ghi lại thông tin vận chuyển.
3. Phân tích dữ liệu nhà kho tự động
Hệ thống RFID sẽ thu thập dữ liệu về hàng hóa trong kho. Dữ liệu sau khi phân tích sẽ dùng để:
- Xác định xu hướng mua hàng và nhu cầu của khách hàng.
- Tối ưu hóa bố trí kho.
- Lập kế hoạch dự trữ hàng hóa hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà kho tự động.
Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống RFID cần được đầu tư ngay từ ban đầu và yếu cầu chi phí đầu tư cao.
Kết luận
Ngành công nghiệp kho bãi đang trên đà thay đổi mạnh mẽ với sự bùng nổ của công nghệ trong nahf kho tự động hóa. Các nhà kho trong tương lai sẽ được trang bị hệ thống tự động hóa tiên tiến như phần mềm WMS. Từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng này để nâng cao năng lực cạnh tranh và gặt hái thành công trong tương lai.
————————————————————-
SEEACT-MES – NO.1 ON MES IN VIETNAM
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0359.206.636
Email: seeact@dacovn.com
Website: www.seeact.vn